CHỐNG NGHIẾN RĂNG

Nghiến răng là gì?

Nghiến răng khi ngủ là một tật phổ biến trong xã hội hiện đại. Là hiện tượng 2 hàm răng nhai, nghiến một cách vô thức khi ngủ. Có thể nhai nghiến, cắn răng hàm, răng cửa, có thể hàm dưới đưa sang 2 bên hoặc theo chiều trước sau hoặc nhay khi 2 hàm nghiến chặt.

Nguyên nhân của tật nghiến răng

Khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của tật ngnghiến răng, người ta cho rằng nghiến răng có thể là do tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố này có thể bao gồm căng thẳng tâm lý, căng thẳng cơ thể, có giấc ngủ không tốt, các vấn đề về khớp cắn của răng hoặc cấu trúc khớp hàm, các bệnh lý thần kinh, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc chất kích thích, rượu, thuốc lá hoặc các chất hướng thần.

Tác hại của tật ngủ nghiến răng

Tác hại của tật nghiến răng thì rất da dạng, có thể là sự mài mòn men răng trên mặt nhai, sứt vỡ răng, đau nhức răng do chân răng bị siết, lắc mạnh, gẫy chân răng, đau khớp thái dương hàm, đau lan xuống vai cổ gáy, cơ hàm hoạt động quá mức sinh ra múi cơ phát triển, gây biến dạng khuôn mặt, quai hàm bạnh to, mất thẩm mỹ.

Phương pháp trị tật nghiến răng khi ngủ

Vì chưa rõ nguyên nhân chính xác của bệnh ngủ nghiến răng nên bác sĩ thường có lời khuyên thiên về duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra tật nghiến răng khi ng. Một số trường hợp phải dùng thuốc an thần.

Dụng cụ chống ngủ nghiến răng phổ biến

Một dụng cụ chống nghiến răng khi ng rất hay được các nha sĩ làm cho bệnh nhân dùng đó là miếng ngậm chống nghiến răng. Miếng ngậm này có thể là vật liệu cứng hoặc mềm. Tác dụng của nó là ngăn cách 2 hàm răng để chúng không mài, chà xát 2 mặt nhai của hàm răng vào nhau.

Dù miếng bảo vệ răng khi ng chỉ là để giảm thiểu tác hại của tật nghiến răng nhưng nó lại được sử dụng rộng rãi vì chi phí thấp, dễ thực hiện, không có biến chứng, không sinh tác dụng phụ.

Ngày nay với những loại vật liệu mới, miếng chống ngnghiến răng đã được thương mại hóa, bán đại trà. Người dùng có thể tự định hình miếng ngậm theo khuôn dạng hàm răng của mình để ngậm thoải mái qua đêm. Với vật liệu mới, miếng ngậm không chỉ có tác dụng là lớp ngăn cách 2 hàm răng mà còn có tác dụng hấp thụ lực do 2 hàm răng tạo ra (vốn rất khỏe khi nghiến một cách vô thức) do đó không chỉ bảo vệ men răng, mặt nhai của răng mà còn bảo vệ được chân răng, giảm đau đớn khớp thái dương hàm và khu vực xung quanh.

Các loại miếng ngậm chống nghiến răng và ưu, nhược điểm

Có nhiều loại miếng ngậm chống nghiến răng khi ng, hình dáng có thể khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại: loại ngậm 1 hàm và loại ngậm 2 hàm.

Loại 1 hàm thì dễ định hình, dễ ngậm, khi ngậm gọn hơn, ít phồng, cộm, phù hợp với mục đích điều trị ngủ nghiến răng hơn, nhất là ngủ nghiến răng ở trẻ em. Khi dùng vào mục đích bảo vệ răng thể thao cần chọn loại dày để tăng mức độ bảo vệ và hấp thụ xung lực.

Loại 2 hàm thì dày, khó định hình, khi ngậm thì phồng to, phù hợp với mục đích bảo vệ răng thể thao. Đặc biệt là các môn võ đối kháng như MMA, Boxing, Taekwondo, Karatedo, ...

Một số hình ảnh về tác hại của nghiến răng

Mặt nhai của răng bị mài mòn, trơ ra các lớp tổ chức của răng, không còn lớp men răng bảo vệ răng dễ sâu, viêm nhiễm tủy răng, chân răng

(Hình 3D mô phỏng)

Khi không còn lớp men răng bảo vệ răng sẽ yếu, nhạy cảm, dễ bị các bệnh về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm chân răng

(Hình ảnh thật)

Có tới 80% dân số mắc tật nghiến răng ở mức độ nào đó

Răng bị gãy, vỡ, mòn men răng do quá trình nghiến răng kéo dài

Âm thanh nghiến răng phát ra ảnh hưởng tới giấc ngủ người khác

Răng trẻ em bị mòn đi do nghiến răng

Mua miếng bảo vệ răng, chống nghiến răng ở đâu?

Xem bản đồ và địa chỉ, số điện thoại liên lạc của shop