NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Nghiến răng khi ngủ
Là hiện tượng rối loạn chuyển động hàm liên quan đến giấc ngủ. Những rối loạn chuyển động của cơ hàm bao gồm: nhai, nghiến như khi ăn; hàm dưới chuyển động ngang sang hai bên hoặc đưa về phía trước; hai hàm răng siết chặt và nhay, lắc; hai hàm răng mài vào nhau; hai hàm răng gõ vào nhau. Những người nghiến răng khi ngủ cũng hay mắc các chứng rối loạn khi ngủ khác như ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
Điều nguy hiểm là phần lớn người nghiến răng khi ngủ không biết (trừ trường hợp có phát ra tiếng kêu) nên khi hậu quả đã rõ ràng mới phát hiện ra. Việc phát hiện sớm bệnh nghiến răng khi ngủ rất quan trong, góp phần giữ gìn bảo vệ hàm răng, giữ chất lượng cuộc sống.
Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm cho sức khỏe không?
Những trường hợp ngủ nghiến răng nhẹ thì không để lại hậu quả nghiêm trọng. Một số trường hợp tự khỏi sau một thời gian mắc chứng ngủ nghiến răng.
Các trường hợp nặng, kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe ăn nhai, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt nó còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ do cơ hàm hoặt động nhiều nên phát triển mất cân đối làm biến dạng khuôn mặt. Răng bị mài mòn hoặc mất đi sẽ làm khuôn mặt ngắn lại, trông già đi trước tuổi.
Các biểu hiện của nghiến răng khi ngủ
Hai hàm răng nghiến nhay vào nhau phát ra tiếng kêu khi ngủ khiến người khác có thể nghe thấy được;
Răng bị mòn ngắn đi, sứt mẻ, lung lay hoặc gãy;
Men răng bị mòn, các núm nhai bị mài phẳng đi, có thể nhìn thấy các lớp cấu trúc răng bên trong;
Cảm thấy đau răng hoặc ê buốt, răng trở nên nhạy cảm;
Cơ hàm đau mỏi, khó nhai hoặc không thể ngậm chặt hoặc há rộng hàm dưới;
Cơ hàm phình đại do hoạt động quá mức;
Đau vùng hàm mặt, khu vực thái dương hàm hoặc đau lan xuống cổ gáy;
Cảm giác như đau tai nhưng thực tế không phải đau tai;
Nhức đầu âm ỉ khu vực thái dương;
Hay tự cắn vào cạnh phía trong má;
Gián đoạn giấc ngủ;
Nguyên nhân của tật ngủ nghiến răng
Nguyên nhân của nghiến răng khi ngủ không được xác định rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học thấy có sự liên quan chặt chẽ với các yếu tố sau:
Sự căng thẳng và lo âu, đây là nguyên nhân phổ biến nhất;
Rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ;
Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm;
Dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê, chất hướng thần;
Độ tuổi: Phổ biến ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Tỷ lệ người cao tuổi bị nghiến răng khi ngủ rất thấp;
Lời khuyên
Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện các dấu hiệu của tật ngủ nghiến răng. Để ý các dấu hiệu về răng, hàm, cơ hàm. Có thể dùng gương nha để tự kiểm tra tìnhtrạng của răng bằng mắt thường.
Tham gia các liệu pháp thư giãn như thiền, yoga để giảm căng thẳng, sức ép tâm lý và thể chất.
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá...
Để ý, điều chỉnh hành vi tự thân nếu các hành vi đó dẫn đến hoặc liên quan đến tật nghiến răng.
Cách chữa trị tật ngủ nghiến răng
Thay đổi lối sống
Giảm bớt căng thẳng, tìm cách thư giãn. Tập thể dục thể thao đều đặn, tập theo dõi hơi thở, nghe nhạc;
Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ sớm, đúng giờ, thư giãn trước khi ngủ, không gian ngủ yên tĩnh và tối;
Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy;
Không nhai kẹo cao su, cắn, gặm vật dụng (như bút chì, móng tay, …) hoặc ăn các vật quá dai, cứng
Đi khám bác sĩ
Bằng những phương pháp chẩn đoán hiện đại, chuyên nghiệp, bác sĩ có thể chỉ ra nguyên nhân chính của bệnh nghiến răng khi ngủ của từng người, qua đó có một phương pháp điều trị bệnh nghiến răng thích hợp.
Sử dụng miếng chống nghiến răng khi ngủ
Một dụng cụ chống nghiến răng rất hay được các nha sĩ làm cho bệnh nhân dùng đó là miếng ngậm chống nghiến răng. Miếng ngậm này có thể bằng vật liệu cứng hoặc mềm. Tác dụng của nó là ngăn cách 2 hàm răng để chúng không mài, không chà xát 2 mặt nhai của hàm răng vào nhau.
Dù miếng chống nghiến răng chỉ là để giảm thiểu tác hại của tật nghiến răng nhưng nó lại được sử dụng rộng rãi vì chi phí thấp, dễ thực hiện, không có biến chứng, không sinh tác dụng phụ. Nhiều trường hợp không còn nghiến răng vì cơ thể nhận ra vật lạ đệm giữa 2 hàm răng.
Ngày nay với những loại vật liệu mới, miếng chống nghiến răng đã được thương mại hóa, bán đại trà. Người dùng có thể tự định hình miếng ngậm theo khuôn dạng hàm răng của mình để ngậm thoải mái qua đêm. Với vật liệu mới, miếng ngậm không chỉ có tác dụng là lớp ngăn cách 2 hàm răng mà còn có tác dụng hấp thụ lực do 2 hàm răng tạo ra (vốn rất khỏe khi nghiến một cách vô thức) do đó không chỉ bảo vệ men răng, mặt nhai của răng mà còn bảo vệ được chân răng, giảm đau đớn khớp thái dương hàm và khu vực xung quanh.
Các loại miếng ngậm chống ngủ nghiến răng và ưu, nhược điểm
Có nhiều loại miếng ngậm chống nghiến răng, hình dáng có thể khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại: loại ngậm 1 hàm và loại ngậm 2 hàm.
Loại 1 hàm là loại định hình theo 1 hàm (thường là hàm trên). Khi ngủ đặt vào hàm đã định hình cho miếng ngậm.
Loại 2 hàm là khi định hình nó sẽ theo khuôn 2 hàm răng. Khi dùng miếng ngậm sẽ bao bọc cả 2 hàm răng. Phải để đúng vị trí như khi định hình.
Loại 1 hàm thì dễ định hình, dễ ngậm, khi ngậm gọn hơn, ít phồng, cộm, phù hợp với mục đích chống nghiến răng hơn. Khi dùng vào mục đích bảo vệ răng thể thao cần chọn loại dày để tăng mức độ bảo vệ và hấp thụ xung lực.
Loại 2 hàm thì dày, khó định hình, khi ngậm thì phồng to, phù hợp với mục đích bảo vệ răng thể thao. Đặc biệt là các môn võ đối kháng như MMA, Boxing, Taekwondo, Karatedo, ...
Một số hình ảnh về tác hại của tật nghiến răng khi ngủ
Lớp men răng đã bị mòn hết. Khi không còn lớp men răng bảo vệ răng sẽ yếu, nhạy cảm, dễ bị các bệnh về răng, gãy răng, răng nhạy cảm
(Hình ảnh thật)
Mặt nhai của răng bị mài mòn, trơ ra các lớp tổ chức của răng, không còn lớp men răng bảo vệ răng dễ sâu, viêm nhiễm tủy răng, chân răng
(Hình 3D mô phỏng)
Có tới 80% dân số mắc tật nghiến răng ở mức độ nào đó
Răng bị cùn, mòn, ngắn đi do quá trình nghiến răng kéo dài