KHI NÀO PHẢI THAY MIẾNG CHỐNG NGHIẾN?

Tật ngủ nghiến răng là một vấn đề phổ biến gặp trong cộng đồng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và hàm của người mắc. Để ngăn chặn tình trạng này, việc sử dụng miếng chống nghiến răng là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi phổ biến là " Miếng chống nghiến có phải thay không? Bao lâu phải thay miếng chống nghiến răng? Khi nào thì phải thay miếng chống nghiến? …" Hãy cùng tìm hiểu về điều này và các biện pháp chống nghiến răng khi ngủ.

Các biện pháp chống nghiến răng khi ngủ:

1. Sử dụng miếng chống nghiến răng: Đây là biện pháp chính để bảo vệ răng và hàm khỏi tổn thương. Miếng chống nghiến răng tạo ra một lớp bảo vệ giữa hai hàm, giảm ma sát và giảm áp lực lên răng khi nghiến.

2. Thư giãn trước giờ ngủ: Kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, hoặc việc nghe nhạc nhẹ có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó giảm nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

3. Hạn chế thức ăn và đồ uống có caffeine: Caffeine có thể làm tăng cảm giác căng thẳng và lo lắng, làm tăng khả năng nghiến răng khi ngủ. Hạn chế thức ăn và đồ uống chứa caffeine vào buổi tối có thể giúp giảm nguy cơ này.

4. Thăm nha sĩ định kỳ: Điều này giúp kiểm tra sức khỏe của răng và hàm, và đảm bảo phát hiện sớm những bệnh liên quan đến răng miệng.

Tại sao cần thay miếng chống nghiến răng?

Miếng chống nghiến răng thường được làm từ vật liệu mềm, như silicone, và phải chịu áp lực lớn khi bảo vệ răng và hàm khỏi tác động của việc nghiến răng. Do đó, sau một thời gian sử dụng, miếng có thể bị mòn rách hoặc bị hư hỏng, làm giảm hiệu quả bảo vệ. Thay miếng chống nghiến răng định kỳ là cần thiết để đảm bảo vệ sinh và hiệu quả của việc dùng miếng ngậm để chống nghiến.

Bao lâu phải thay miếng chống nghiến răng?

Âm thanh nghiến răng phát ra ảnh hưởng tới giấc ngủ người khác

Nghiến răng là tật phổ biến trong xã hội hiện đại