ĐIỀU TRỊ NGỦ NGHIẾN RĂNG

Để có thể có một cách điều trị nghiến răng hiệu quả, người bệnh cần hiểu về chính căn bệnh của mình, biết nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và qua đó chọn cho mình cách điều trị phù hợp nhất.

Trước tiên ta phải tìm hiểu xem ngủ nghiến răng là bệnh gì

Ngủ nghiến răng là hiện tượng hàm dưới cử động bất thường trong trạng thái vô thức. Các cử động đó có thể giống hoạt động ăn nhai, có thể là mài hai hàm răng vào nhau theo chiều ngang hoặc đưa ra phía trước, có thể là cơ hàm siết chặt hai hàm răng lại với nhau rồi nhay, lắc.

Ngủ nghiến răng không bị coi là một bệnh, người ta thường gọi nó là chứng hoặc tật ngủ nghiến răng.

Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh nghiến răng

Biểu hiện rõ rệt nhất, dễ thấy nhất của hiện tượng ngủ nghiến răng đó là phát ra tiếng kêu ken két (khi 2 hàm răng mài vào nhau) hoặc tiếng kêu chóp chép (như đang ăn)

Không may là không phải ai ngủ nghiến răng cũng phát ra tiếng kêu và ngủ nghiến răng trong trạng thái vô thức nên phần lớn đều không biết mình có tật ngủ nghiến răng. Chỉ tới khi đi khám mới phát hiện ra tình trạng của mình.

Vì lẽ đó, nếu có bạn cùng phòng có thể nhờ họ theo dõi giấc ngủ của mình, nếu có các hiện tượng sau thì khả năng cao là bạn bị nghiến răng khi ngủ: phát ra tiếng kêu ken két hoặc chóp chép; hai hàm răng cắn chặt, nhay siết 2 hàm răng (có thể thấy các múi cơ nổi lên ở quai hàm)

Bạn cũng có thể tự kiểm tra xem mình có mắc chứng nghiến răng ban đêm không bằng cách soi gương và dùng gương nha để kiểm tra răng. Nếu thấy bề mặt nhai của răng bị mòn (có thể là mòn núm nhai, có thể mòn bằng đi) hoặc răng bị sứt mẻ, hoặc bị nghiêng ngả; hoặc thấy đau răng, đau mỏi hàm, có khi đau tai, đau thái dương hoặc đau lan xuống cổ không rõ nguyên nhân; hoặc nhai đau, khó mở rộng hoặc ngậm chặt miệng hoặc khi nhai phát ra tiếng kêu lục cục. Khi có những triệu chứng bất thường đó thì rất có thể bạn đã mắc chứng đêm ngủ nghiến răng.

Nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng

Các tác hại gây ra bởi bệnh nghiến răng

Nếu nghiến răng ở mức độ nhẹ, không thường xuyên, không kéo dài thì cũng không cần bận tâm vì không gây hậu quả nghiêm trọng và có thể tự khỏi.

Nếu bạn thấy các triệu chứng bất thường về răng, các cơn đau quanh khu vực hàm (như đã nói ở phần triệu chứng bên trên) thì nên đi khám bác sĩ ngay vì các tác hại của đêm ngủ nghiến răng là không nhỏ:

Các cách điều trị bệnh nghiến răng

Vì nguyên nhân gây ra chứng ngủ nghiến răng rất đa dạng nên sau khi thăm khám bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh nhân để đưa ra lời khuyên và các chỉ định dùng thuốc. Trong một số trường hợp có thể dùng đến thuốc an thần hoặc nhóm thuốc giãn cơ.

Tuy nhiên vì nguyên nhân của nghiến răng ban đêm chủ yếu là do lối sống nên có một số cách sau thường được áp dụng để giảm nhẹ hoặc loại bỏ tật nghiến răng ban đêm:

Dụng cụ chống nghiến răng phổ biến, hiệu quả

Những thay đổi lối sống để chữa trị chứng ngủ nghiến răng là không dễ dàng và mất nhiều thời gian. Các nha sĩ hay dùng một dụng cụ gọi là miếng ngậm chống nghiến răng để cho các bệnh nhân nghiến răng sử dụng. Dù đây chỉ là giải pháp phần ngọn nhưng nó lại được sử dụng phổ biến vì hiệu quả cao, không gây biến chứng, không có tác dụng phụ và chi phí vừa phải.

Dụng cụ đó là một miếng nhựa Acrylic được làm theo dấu răng người sử dụng. Nó có tác dụng ngăn cách 2 hàm răng để khi nghiến 2 mặt nhai không chà xát vào nhau. Tuy ngủ nhưng cơ thể vẫn nhận biết được vật lạ trong miệng và sẽ giảm hoặc không nhai nghiến nữa.

Việc đi thăm khám nha sĩ để có một miếng ngậm chống ngủ nghiến răng dù sao cũng mất khá thời gian và tiền bạc. Để đáp ứng nhu cầu chống nghiến răng, với sự giúp đỡ của công nghệ mới, vật liệu mới người ta đã sản xuất ra các loại chống nghiến răng bán sẵn.

Về cơ bản nó cũng theo nguyên lý là lớp đệm ngăn cách 2 hàm răng để giảm thiểu tác hại của việc nghiến răng khi ngủ nhưng có nhiều thiết kế khác nhau. Phổ biến nhất là loại miếng chống nghiến bằng chất liệu EVA (Ethylene Vinyl Acetate Copolymer) có thể định hình bằng nhiệt. Với chất liệu này người dùng có thể tạo miếng ngậm chống ngủ nghiến ngay trên hàm răng mình, đảm bảo miếng ngậm có khuôn dạng đúng hàm răng người dùng. Hơn nữa chất liệu mềm mại khiến khi ngậm cảm thấy dễ chịu và có tác dụng hấp thụ lực nghiến (vốn rất mạnh lúc nhai nghiến vô thức) do đó không những bảo vệ được men răng mặt nhai mà còn bảo vệ được độ vững chắc của chân răng, giảm đau đớn khu vực thái dương hàm.

Các loại miếng ngậm chống ngủ nghiến răng và ưu, nhược điểm

Có nhiều loại miếng ngậm chống nghiến răng, hình dáng có thể khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại: loại ngậm 1 hàm và loại ngậm 2 hàm.

Loại 1 hàm thì dễ định hình, dễ ngậm, khi ngậm gọn hơn, ít phồng, cộm, phù hợp với mục đích chống nghiến răng hơn. Khi dùng vào mục đích bảo vệ răng thể thao cần chọn loại dày để tăng mức độ bảo vệ và hấp thụ xung lực.

Loại 2 hàm thì dày, khó định hình, khi ngậm thì phồng to, phù hợp với mục đích bảo vệ răng thể thao. Đặc biệt là các môn võ đối kháng như MMA, Boxing, Taekwondo, Karatedo, ...

Một số hình ảnh về tác hại của tật nghiến răng khi ngủ

Lớp men răng đã bị mòn hết. Khi không còn lớp men răng bảo vệ răng sẽ yếu, nhạy cảm, dễ bị các bệnh về răng, gãy răng, răng nhạy cảm

(Hình ảnh thật)

Mặt nhai của răng bị mài mòn, trơ ra các lớp tổ chức của răng, không còn lớp men răng bảo vệ răng dễ sâu, viêm nhiễm tủy răng, chân răng

(Hình 3D mô phỏng)

Có tới 80% dân số mắc tật nghiến răng ở mức độ nào đó

Răng bị cùn, mòn, ngắn đi do quá trình nghiến răng kéo dài

Răng nghiêng ngả, sứt mẻ do chịu lực nghiến quá lớn khi ngủ

Âm thanh phát ra khi ngủ nghiến răng ảnh hưởng tới người khác