NGỦ NGHIẾN RĂNG Ở TRẺ EM
Trong khi ngủ, trẻ em có thể làm những động tác một cách vô thức. Nghiến răng khi ngủ cũng là một động tác như thế. Đây được gọi là chứng ngủ nghiến răng ở trẻ em.
Tỷ lệ người mắc chứng nghiến răng ở các mức độ lên tới 80%. Nghiến răng khi ngủ không phải là một điều tốt vì lực nghiến của 2 hàm răng là rất lớn đặc biệt là trong tình trạng vô thức. Lực nghiến lớn như thế sẽ rất có hại cho chân răng và men răng.
Nếu bạn nghe thấy con mình ngủ nghiến răng thì cần phải giải quyết sớm vấn đề này, không nên cho rằng trẻ em còn thay răng, không phải lo mà phải nghĩ rằng chứng nghiến răng ở trẻ em CÓ THỂ sẽ gây những hậu quả không tốt cho bé về lâu dài.
Các dấu hiệu của tật nghiến răng ở trẻ em
Phát ra tiếng kêu khi nghiến răng, đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất dù không phải trẻ em nào nghiến răng cũng tạo ra tiếng kêu.
Thấy trẻ cắn chặt, siết cơ hàm khi ngủ. Đây cũng là chứng nghiến răng, vì hàm dưới không đưa sang 2 bên hoặc đưa đưa ra phía trước và mài vào hàm trên nên không phát ra tiếng kêu. Nhưng 2 hàm siết chặt vào nhau rồi nhay, nghiến, lắc chân răng.
Các dấu hiệu khác bao gồm việc đau mỏi khu vực xung quanh hàm: thái dương, tai, cổ; đau răng, nhai đau, khó há to hoặc ngậm chặt miệng; răng bị sứt mẻ; răng bị mài mòn; răng lung lay; bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên ghi nhận và đi tư vấn chuyên môn.
Nguyên nhân trẻ nghiến răng khi ngủ
Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của tật nghiến răng ở trẻ em. Nhưng các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố liên quan chặt chẽ tới chứng nghiến răng ở trẻ em.
Căng thẳng, rối loạn tâm lý: Trẻ em không phải hoàn toàn vô tư, không lo nghĩ như ta tưởng. Người lớn khi nói đến căng thẳng là nghĩ đến công việc, quan hệ xã hội, … Những thứ đó không làm trẻ căng thẳng nhưng trong xã hội hiện đại rất nhiều thứ khiến trẻ căng thẳng: học hành, tiếng ồn, nỗi sợ hãi do bị người lớn dọa, hình ảnh bạo lực, kinh dị … Những điều đó người lớn không coi là sức ép, đó chính là sự khác biệt lớn giữa người trưởng thành và trẻ em.
Tính hiếu động thái quá ở trẻ. Đây cũng là yếu tố góp phần gây ra chứng nghiến răng ở trẻ em.
Phản ứng với cơn đau. Nếu trẻ đang mọc răng, đau tai cũng có thể dẫn đến nghiến răng. Dù cơn đau chỉ là tạm thời và nghiến răng cũng là phản ứng tạm thời nhưng cũng nên ghi nhận để theo dõi bé.
Giúp trẻ em tự xử lý chứng nghiến răng
Thư giãn trước khi ngủ. Đọc truyện, hát ru cho bé, cho nghe nhạc hoặc bất cứ hành động nào giúp bé thư giãn, tự nhiên đi vào giấc ngủ.
Tìm cách nói chuyện, trao đổi sâu với trẻ em có thể giúp cha mẹ hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, qua đó giải tỏa căng thẳng cho trẻ. Như đã nói ở trên, trẻ em và người lớn rất khác nhau, hãy lắng nghe trẻ.
Giảm thời gian trước màn hình TV, máy tính (bảng), điện thoại
Vệ sinh răng miệng kém. Hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng. Ngứa ngáy chân răng, khó chịu kẽ răng cũng là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng.
Tập cho trẻ ngủ đúng giờ, đều đặn. Nghiến răng là một dạng rối loạn hành vi trong giấc ngủ, tương tự như ngừng thở, ngáy. Một giấc ngủ ngon, lành mạnh sẽ giúp hạn chế những bất ổn trong khi ngủ.
Không cho trẻ dùng thức ăn, đồ uống có caffein hoặc chất kích thích khác. Một số loại thuốc ho, thông mũi cũng có thể gây nên chứng nghiến răng.
Khuyến khích trẻ uống đủ nước, không chờ tới khi khát mới uống.
Điều trị chứng nghiến răng ở trẻ em
Khi cha mẹ phát hiện ra con mình có dấu hiệu của chứng nghiến răng mà không giúp trẻ khắc phục được tật đó thì nên tìm đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Đi khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi han để đưa ra kết luận đúng nhất về nguyên nhân, về mức độ nghiến răng của trẻ. Sau đó bác sĩ sẽ cho những lời khuyên, cũng có thể kê đơn thuốc nếu cần. Một trong những khuyến nghị mà nha sĩ có thể đưa ra để giúp chống nghiến răng là dùng miếng bảo vệ răng ban đêm hoặc miếng chống nghiến răng. Bác sĩ sẽ làm một dụng cụ bảo vệ hàm theo dấu răng cho trẻ để bảo vệ răng khỏi bị hư hại khi nghiến răng ban đêm.
Các loại miếng ngậm chống ngủ nghiến răng cho trẻ
Có nhiều loại miếng ngậm chống nghiến răng, hình dáng có thể khác nhau nhưng nên cho bé dùng loại 1 hàm, chất liệu mềm hoặc độ cứng trung bình. Miếng chống nghiến răng đêm Sleepeace cỡ nhỏ là loại phù hợp nhất cho trẻ em.
Tác hại của nghiến răng
Nghiến răng đêm sẽ dẫn đến một loạt vấn đề về sức khỏe, thẩm mỹ, đặc biệt người đã thành mãn tính, nghiến hằng đêm. Triệu chứng rõ rệt nhất là đau răng và hàm do phải chịu áp lực thường xuyên. Về lâu dài các núm nhai của răng bị mài mòn dẫn đến mặt nhai của răng bị mài phẳng, trơ ra các lớp tổ chức răng dẫn tới răng hay bị ê buốt, nhạy cảm do lớp men bảo vệ bị mất.
Các hậu quả khác không phổ biến có thể là tụt nướu, răng yếu, lung lay răng, gãy răng, đau vùng thái dương hàm, cổ gáy tai, mặt bị phình bạnh do cơ hàm hoạt động nhiều.
Để phòng ngừa những tác tại nghiêm trọng của bệnh nghiến răng thì mỗi người phải thường xuyên để ý tới các biểu hiện bất thường hoặc đi khám nha sĩ định kỳ và có phương pháp điều trị thích hợp ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh nghiến răng khi ngủ.
Một số hình ảnh về tác hại của tật nghiến răng khi ngủ
Mặt nhai của răng bị mài mòn, trơ ra các lớp tổ chức của răng, không còn lớp men răng bảo vệ răng dễ sâu, viêm nhiễm tủy răng, chân răng
(Hình 3D mô phỏng)
Lớp men răng đã bị mòn hết. Khi không còn lớp men răng bảo vệ răng sẽ yếu, nhạy cảm, dễ bị các bệnh về răng, gãy răng, răng nhạy cảm
(Hình ảnh thật)
Ngủ nghiến răng là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại
Răng bị sứt mẻ, cùn mòn, ngắn đi do quá trình nghiến răng kéo dài